(+84) 936 110 116

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số | Ứng dụng của mỗi loại 

views 05/07/2022 2:28 pm By: admin

Chữ ký điện tử và chữ ký số được sử dụng nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực cá nhân/tổ chức thực hiện giao dịch điện tử. Những thiết bị điện tử này đều có nhiệm vụ giống nhau nhưng giá trị pháp lý lại có sự khác biệt. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn sự giống và khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số để sử dụng cho phù hợp bạn nhé.

1. Chữ ký điện tử và chữ ký số là gì

Chữ ký điện tử và chữ ký số đều được sử dụng để xác thực đối tượng thực hiện các giao dịch điện tử. Trong đó:

  • Chữ ký điện tử được hiểu là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm xác định người chủ của dữ liệu đó. Chữ ký điện tử thay thế chữ ký tay của người thực hiện các dữ liệu điện tử. 
  • Chữ ký số được hiểu như con dấu điện tử của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp. Chữ ký số được mã hóa bằng khóa riêng của người gửi và đính kèm với các văn bản để xác nhận danh tính của người ký và đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực của dữ liệu. Chữ ký số được sử dụng để thay thế chữ ký và dấu mộc của các tổ chức/doanh nghiệp và có giá trị pháp lý tương đương. 
Chữ ký điện tử và chữ ký số
Chữ ký điện tử và chữ ký số đều được sử dụng để xác thực đối tượng thực hiện các giao dịch điện tử

2. Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Hiểu rõ sự giống và khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số sẽ giúp bạn sử dụng phù hợp và đảm bảo tính pháp lý, toàn vẹn thông tin của các giao dịch điện tử. 

2.1 Giống nhau

Chữ ký số và chữ ký điện tử đều có nhiệm vụ giống nhau nhằm thay thế cho chữ ký viết tay truyền thống và được sử dụng trong các giao dịch điện tử để xác định người thực hiện các giao dịch đó. Ngoài ra, cả chữ ký số và chữ ký điện tử đều là thông tin đi kèm dữ liệu văn bản, hình ảnh, video… để xác minh quyền chủ sở hữu các dữ liệu điện tử. 

2.2 Khác nhau

Có cùng nhiệm vụ nhưng chữ ký số và chữ ký điện tử cũng có những sự khác biệt nhất định. Cụ thể: 

Tiêu chíChữ ký điện tửChữ ký số
Giá trị pháp lýThông thường chữ ký điện tử không có giá trị pháp lý như chữ ký số. Chữ ký điện tử muốn có đủ điều kiện pháp lý thì cần phải được cấp bởi cơ quan, tổ chức theo đúng quy định.Chữ ký số được cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền và được cấp phép. Do đó, chữ ký số có giá trị pháp lý cao, tương đương như chữ ký và dấu mộc truyền thống. 
Tính chấtChữ ký điện tử có thể là biểu tượng, hình ảnh… đính kèm với các dữ liệu để xác minh danh tính của người ký. Chữ ký số được coi như “dấu vân tay” điện tử đã được mã hóa và xác minh danh tính của người ký văn bản, dữ liệu. 
Tiêu chuẩnChữ ký điện tử không có bất cứ tiêu chuẩn nào và không sử dụng mã hóa.Chữ ký số đã được mã hóa và cần tuân theo các tiêu chuẩn riêng. 
Tính năngDùng để xác minh một tài liệu.Mang tính bảo mật tài liệu. 
Cơ chế xác thựcXác minh danh tính của người ký qua email, mã Pin…Chữ ký số được xác thực thông qua ID kỹ thuật số. 
Xác nhậnKhông có quá trình xác nhận cụ thể.Được xác nhận bởi các đơn vị tin cậy, được cung cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền.
Bảo mậtChữ ký điện tử dễ bị giả mạo.Chữ ký số có độ bảo mật, an toàn cao, khó giả mạo.
Cách tạo lậpCó thể tạo lập bằng word hoặc trang web online.Cần đăng ký với các đơn vị cung cấp có đủ thẩm quyền như: Mobifone…
Phần mềm độc quyềnKhông ràng buộc về pháp lý và sẽ yêu cầu phần mềm độc quyền trong một số trường hợp nhất định.Bất kỳ ai cũng có thể xác nhận. 

Qua bảng so sánh trên, có thể thấy chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Hay chữ ký điện tử rộng hơn và bao hàm cả chữ ký số. Chữ ký điện tử sẽ trở thành chữ ký số khi chữ ký đó sử dụng một phương pháp mã hóa và đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực của thông điệp dữ liệu. 

Chữ ký số đã được mã hóa
Chữ ký số đã được mã hóa và có tình bảo mật, khó làm giả hơn chữ ký điện tử 

3. Lợi ích và ứng dụng của chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký số và chữ ký điện tử có những sự khác biệt nhất định nên ứng dụng của 2 loại chữ ký này là khác nhau. Cụ thể: 

Ứng dụng của chữ ký điện tử:

  • Dùng để đính kèm trên các văn bản, tài liệu, video, hình ảnh…. để chứng minh danh tính người ký các văn bản, tài liệu… đó. 
  • Chữ ký điện tử thường được các cá nhân sử dụng. 

Ứng dụng của chữ ký số:

  • Được các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng. Giúp các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với các đối tác trực tuyến mà không cần gặp nhau trực tiếp. Hợp đồng sẽ được ký điện tử trên File tài liệu văn bản (Word, Excel, PDF,…) và gửi qua Email. 
  • Chữ ký số còn được dùng nhiều trong các trường hợp kê khai, nộp thuế, bảo hiểm trực tuyến, khai báo hải quan,…

Lợi ích của chữ ký điện tử và chữ ký số:

  • Giúp thực hiện các giao dịch điện tử nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.
  • Tiết kiệm chi phí, thời gian di chuyển để ký kết hoặc nộp các văn bản, tờ khai.
  • Hạn chế được những thủ tục hành chính rườm rà khi kê khai thuế, bảo hiểm, hải quan….
Chữ ký điện tử và chữ ký số đều giúp thực hiện các giao dịch
Chữ ký điện tử và chữ ký số đều giúp thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí 

Nhìn chung chữ ký điện tử và chữ ký số đều mang lại những lợi ích lớn cho người dùng và là xu hướng tất yếu trong thời kỳ công nghệ 4.0. Mỗi loại chữ ký sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và tùy vào mục đích mà lựa chọn sử dụng cho phù hợp. 

Nếu vẫn còn những băn khoăn về chữ ký số và chữ ký điện tử, vui lòng liên hệ với Hotline 0936 110 116 để được tư vấn cụ thể. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *