Nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Trong quá trình thực hiện nhượng quyền nhãn hiệu, các bên thường phải triển khai ký kết hợp đồng li xăng. Vậy hợp đồng li xăng là gì? Quy định về loại hình hợp đồng này cụ thể ra sao?
1. Hợp đồng Li-xăng là gì?
Hợp đồng LIXĂNG là hợp đồng theo đó bên chuyển giao giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp cho bên được chuyển giao (bên nhận) với phạm vi và điều kiện nhất định.
Cho tới nay, chưa có văn bản pháp lí nào (kể cả quốc tế và quốc gia) quy định một cách rõ ràng nguyên tắc về việc phân định các loại hình lixăng. Tuy nhiên, pháp luật của nhiều nước thường phân loại hợp đồng lixăng theo phạm vi đối tượng của hợp đồng lixăng hoặc theo phạm vi quyền hạn của bên được chuyển giao.
Nếu căn cứ theo phạm vi đối tượng thì hợp đồng lixăng thường được phân thành lixăng patent, lixăng know – how, lixăng hỗn hợp. Nếu căn cứ theo phạm vi quyền hạn của bên nhận lixăng hoặc theo ý chí của các bên thì hợp đồng lixăng được phân thành lixăng thông thường, lixăng độc quyền (đặc biệt), lixăng đầy đủ, lixăng thứ cấp, lixăng trao đổi, lixăng bắt buộc, lixăng mở.
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hợp đồng lixăng gồm 3 loại: lixăng không độc quyền, lixăng độc quyền, lixăng bắt buộc.
1.2. Phân loại
Theo luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hợp đồng li xăng được chia thành 3 loại hình hợp đồng cơ bản. Bao gồm:
- Hợp đồng độc quyền: Bên chuyển giao chỉ chuyển giao nhãn hiệu cho một bên trong cùng một thời điểm. Chỉ khi được phép của bên nhận chuyển nhượng thì bên chuyển nhượng mới có thể tiếp tục chuyển giao nhãn hiệu cho bên thứ ba.
- Hợp đồng không độc quyền: Bên chuyển giao được phép chuyển giao nhãn hiệu cho nhiều bên. Các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có quyền lợi đối với nhãn hiệu nhận chuyển giao.
- Hợp đồng thứ cấp: Bên nhận chuyển giao nhận chuyển giao nhãn hiệu thông qua một hợp đồng gián tiếp khác.
Bên cạnh đó, hợp đồng li xăng còn được phân loại theo dạng hợp đồng tự nguyện và hợp đồng bắt buộc. Cụ thể:
- Hợp đồng tự nguyện: Là loại hình hợp đồng mà giao kết chuyển nhượng nhãn hiệu thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Hợp đồng bắt buộc: Là loại hình hợp đồng mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải chuyển nhượng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Hợp đồng li xăng bắt buộc chủ yếu triển khai trong lĩnh vực đặc thù như quốc phòng, giáo dục, y tế,.. liên quan mật thiết đến sự phát triển của một quốc gia.
2. Việc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện dưới hình thức nào?
Việc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện dưới hai hình thức: hợp đồng hoặc theo chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn về trình tự thủ tục, hồ sơ để đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp hay còn gọi là hợp đồng li-xăng.
Li-xăng là từ dùng để chỉ người cấp li-xăng (chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp) trao quyền sử dụng các quyền sở hữu công nghiệp của mình cho người nhận li-xăng mà vẫn giữ quyền sở hữu đối với các quyền sở hữu công nghiệp đó.
Đối tượng li-xăng là quyền sở hữu công nghiệp – quyền đối với một loại tài sản trí tuệ. Ví dụ như: các sáng chế, tác phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mạch tích hợp bán dẫn, thiết kế bố trí,… Người cấp li-xăng phải chứng minh là chủ thể độc quyền sử dụng với tài sản trí tuệ trên, tức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ như bằng độc quyền sáng chế, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bằng độc quyền giải pháp hữu ích,…
Việc “li-xăng” – chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp giúp các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng các tài sản trí tuệ phát huy được giá trị của tài sản trí tuệ này vào các mục đích được chủ sở hữu chấp nhận bằng hình thức hợp đồng. Chuyển giao quyền sử dụng loại tài sản trí tuệ này góp phần phổ biến công nghệ, hạn chế độc quyền, nâng cao việc nghiên cứu, sáng tạo, đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Với mục đích thương mại, việc khai thác quyền sở hữu trí tuệ sẽ phải trả một khoản tiền hay một giá trị vật chất khác. Vì vậy, việc li-xăng đem lại lợi ích cho chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, người được nhượng quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ và toàn xã hội.
Hợp đồng li-xăng là hình thức thể hiện của giao dịch dân sự diễn ra giữa người cấp li-xăng và người nhận li-xăng. Trong đó, hai bên thỏa thuận thống nhất với nhau về việc cho phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt về phạm vi lãnh thổ, mục đích, thời hạn chuyển giao quyền sử dụng.
Để có giá trị pháp lý thì hợp đồng li-xăng phải được lập bằng văn bản ghi nhận những nội dung chính sau đây:
+ Các bên tham gia hợp đồng: ghi đầy đủ thông tin của hai bên giao và nhận li-xăng; họ tên và thông tin của người đại diện tham gia ký kết hợp đồng (nếu có).
+ Đối tượng chuyển quyền sở hữu công nghiệp: phạm vi (một phần hay toàn bộ nội dung bảo hộ theo văn bằng bảo hộ) quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao; giới hạn sử dụng và phạm vi sử dụng của bên nhận quyền sở hữu công nghiệp; thời hạn (thuộc thời hạn trong văn bằng bảo hộ hoặc hợp đồng quyền; thanh toán giá trị chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (số tiền, thời hạn, cách thức thanh toán,…).
+ Quyền và nghĩa vụ của hai bên giao và nhận li-xăng (các quyền và nghĩa vụ không trái quy định pháp luật, không được đưa ra các điều khoản hạn chế bất hợp lý,…).
+ Các điều khoản khác như: điều kiện thay đổi, bổ sung, thay đổi, chấm dứt hợp đồng li-xăng; điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng li-xăng (thương lượng hay thông qua trọng tài hay thông qua tòa án hay lựa chọn tất cả các cách giải quyết trên).
Hiện nay, việc đăng ký hợp đồng li-xăng không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho bên thứ ba thì đăng ký hợp đồng li-xăng là điều kiện cần thiết.
Dựa theo bản hợp đồng hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên thì bên cấp li-xăng hoặc bên nhận li-xăng hoặc ủy quyền cho chủ thể có đủ năng lực thực hiện việc đăng ký hợp đồng li-xăng. Nếu trong trường hợp ủy quyền, tiến hành việc nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có đủ điều kiện hành nghề được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và được công bố công khai tại trang www.noip.gov.vn.
3. Các loại hợp đồng li – xăng:
Hợp đồng li – xăng độc quyền được hiểu là hợp đồng trong đó quy định rõ trong thời hạn và phạm vi của hợp đồng bên nhận quyền được độc quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, bên chuyển quyền không được chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba nào khác và chỉ được sử dụng quyền sở hữu nếu có sự cho phép của bên nhận quyền.
Hợp đồng li – xăng không độc quyền thì ngược lại trong thời gian, phạm vi hợp đồng bên chuyển quyền được sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đồng thời có quyền chuyển giao quyền sử dụng cho chủ thể khác.
Hợp đồng li – xăng thứ cấp là hợp đồng theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng li –xăng khác.
4. Nội dung cơ bản của hợp đồng li xăng
Nội dung cơ bản trong mỗi hợp đồng li xăng phải tuân thủ quy định trong điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Trong đó, các nội dung quan trọng nhất bao gồm:
- Thông tin bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng (tên, địa chỉ).
- Điều khoản chuyển giao nhãn hiệu.
- Loại hình hợp đồng cụ thể.
- Phạm vi thực hiện chuyển giao (giới hạn quyền sở hữu nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ hay không).
- Thời hạn của hợp đồng chuyển giao.
- Giá trị chuyển giao nhãn hiệu.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Phương thức chấm dứt hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có).
Điều khoản trong hợp đồng li xăng cần đảm bảo không hạn chế quyền lợi hoạt động, sử dụng nhãn hiệu của bên nhận chuyển giao.
5. Quy định về đối tượng và hiệu lực hợp đồng li xăng
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định chi tiết về đối tượng và hiệu lực của hợp đồng li xăng.
5.1. Quy định về đối tượng
Đối tượng chủ yếu của hợp đồng li xăng chính là quyền sử dụng sáng chế, thiết kế công nghiệp hoặc nhãn hiệu, bí mật ngành nghề. Trong đó, nhãn hiệu thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển giao cho cá nhân không trực thuộc tập thể sở hữu nhãn hiệu đó.
Với đối tượng là nhãn hiệu phục vụ chỉ dẫn địa lý, mang yếu tố nguồn gốc sẽ không thuộc đối tượng của hợp đồng li xăng. Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng áp dụng quy định này trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
5.2. Quy định về hiệu lực hợp đồng
Nội dung đề cập trong Điều 148 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và 2009 có quy định chi tiết về hiệu lực của hợp đồng li xăng. Chi tiết quy định:
- Nếu đối tượng hợp đồng là quyền sở hữu công nghiệp đã được xác định quyền sở hữu theo quyết định của cơ quan bảo hộ, hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm ký đăng ký tại cơ quan quản lý về quyền sở hữu trí tuệ.
- Đối với hợp đồng chuyển nhượng dựa trên thỏa thuận của các bên, hợp đồng sẽ chính thức có hiệu lực kể từ lúc đăng ký tại cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ.
Nói chung, hiệu lực hợp đồng li xăng phụ thuộc theo thỏa thuận của tất cả các bên tham gia. Trường hợp có sự tham gia của bên thứ ba, hợp đồng cần phải được đăng ký tại cơ quan chuyên về quản lý quyền sở hữu trí tuệ.
6. Giải pháp Hợp đồng điện tử MobiFone eContract
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng li xăng, bạn phải chú ý bổ sung đầy đủ thông tin cần thiết nhất. Bao gồm thông tin về chủ thể tham gia hợp đồng, đối tượng hợp đồng và một vài điều khoản liên quan. Nếu chưa biết cách soạn thảo chi tiết hợp đồng li xăng, các bạn có thể trải nghiệm Giải pháp Hợp đồng điện tử MobiFone eContract
Giải pháp hợp đồng điện tử MobiFone eContract – đang ứng dụng tại hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp Việt Nam. Giải pháp phần mềm MobiFone eContract được tích hợp nhiều tính năng hiện đại, cho phép doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng một cách thuận lợi.
Hợp đồng ký kết thông qua sự hỗ trợ của MobiFone eContract có đầy đủ giá trị pháp lý. Trường hợp xảy ra tranh chấp, thông tin trong hợp đồng chính là căn cứ giúp cơ quan thẩm quyền phân xử đúng sai.
1 Comment
hi