(+84) 936 110 116

SIP Trunk là gì? Nguyên lý hoạt động, Lợi ích và Cách triển khai

views 12/09/2022 10:09 am By: admin

Cùng với sự phát triển của các dịch vụ Internet, dịch vụ SIP Trunk – hay còn gọi là trung kế SIP đang ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng trên toàn cầu. SIP Trunk giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí cuộc gọi và duy trì chất lượng kết nối ổn định. Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về dịch vụ này. 

1. SIP Trunk hay SIP Trunking là gì là gì?

SIP Trunk là dịch vụ đường dây trung kế thoại chạy giao thức SIP (Session Initiation Protocol, SIP). Để hiểu rõ hơn về dịch vụ SIP Trunk, trước hết doanh nghiệp cần hiểu 2 thuật ngữ SIP và Trunk như sau:

  • SIP (Session Initiation Protocol) là một giao thức tín hiệu điện thoại IP dùng để duy trì, khởi tạo, chỉnh sửa và kết thúc các các phiên truyền thông đa phương tiện, bao gồm các cuộc gọi điện thoại VoIP (Voice over Internet Protocol – Truyền giọng nói trên giao thức IP). SIP mô tả những giao tiếp cần có để thiết lập một cuộc điện thoại và kiểm soát việc truyền dữ liệu. 
  • Trunk là một liên kết hoặc một đường dây có thể kết nối với nhiều tín hiệu cùng một lúc và truyền tải mọi loại dữ liệu truyền thông. Trunk có khả năng cung cấp quyền truy cập mạng cho nhiều người dùng cùng lúc bằng cách chia sẻ tần số/đường dây liên kết. 

Kết hợp SIP Trunk sẽ giúp hỗ trợ kết nối dữ liệu và giọng nói vào cùng một đường truyền sử dụng nền tảng VoIP, tạo điều kiện cho kết nối giữa các máy nhánh và Internet được thuận lợi.

Hiểu đơn giản hơn, SIP Trunk là những đường dây điện thoại ảo giúp thực hiện hoặc nhận các cuộc gọi thông qua Internet ở mọi nơi. Khi sử dụng dịch vụ này, các doanh nghiệp sẽ được trang bị tổng đài IP và tạo kết nối với các đầu số được tích hợp (1900, 1800, các đầu số cố định hoặc đầu số di động).

SIP Trunk là dịch vụ đường dây trung kế thoại chạy giao thức SIP 
SIP Trunk là dịch vụ đường dây trung kế thoại chạy giao thức SIP 

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SIP Trunk

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SIP Trunk như sau:

2.1. Cấu tạo hệ thống SIP Trunk

SIP Trunk cấu tạo là mạng SIP sử dụng kết hợp các chuẩn của giao thức IETF (MGCP, SAP, SDP) để cung cấp dịch vụ mở rộng hơn cho các dịch vụ VoIP. 

Các yêu cầu sẽ được gửi từ người sử dụng SIP Client đến SIP Server, trong đó:

SIP Client dùng để chỉ các thiết bị có khả năng hỗ trợ giao thức SIP. Chẳng hạn Softphone, điện thoại IP, Voice Gateway,…

SIP Server sẽ xử lý các yêu cầu và phản hồi đến Client. SIP Server bao gồm các server sau:

  • Registrar Server: Có chức năng nhận bản tin SIP Register yêu cầu và cập nhật thông tin từ bản Request vào Location Database nằm trong server Location Server.
  • Proxy Server: Server có vai trò định tuyến và chuyển hướng các SIP Request.
  • Location Server: Server dùng để lưu thông tin trạng thái hiện tại của người dùng trong mạng SIP.
SIP Trunk sử dụng kết hợp các chuẩn của giao thức IETF
SIP Trunk sử dụng kết hợp các chuẩn của giao thức IETF để cung cấp những yêu cầu từ người sử dụng SIP Client đến SIP Server

2.2. Nguyên lý hoạt động của SIP Trunk

Không giống như điện thoại analog truyền thống, SIP Trunk không cần đường dây điện, bảng mạch,… để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại (PSTN). Hệ thống này có thể kết nối nhiều kênh với tổng đài riêng của doanh nghiệp (PBX). Điều này cho phép doanh nghiệp thực hiện và nhận các cuộc gọi điện thoại qua Internet .

Khi sử dụng trung kế SIP, các cuộc gọi sẽ được định tuyến thông qua hệ thống VoIP hoặc PBX hiện có của doanh nghiệp. Các cuộc gọi thoại được chuyển đổi thành các gói dữ liệu và truyền trên internet, đồng thời chuyển đổi trở lại dạng ban đầu khi có cuộc gọi đến.

Hệ thống VoIP kích hoạt thông qua trung kế SIP thường yêu cầu PBX tương thích với SIP (IP PBX) hoặc nền tảng giao tiếp thống nhất (UC). Các doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp các thiết bị như điện thoại để bàn, máy tính bảng, smartphone,… để thúc đẩy tính di động cao hơn.

Sử dụng trung kế SIP, các cuộc gọi sẽ được định tuyến thông qua hệ thống VoIP
Khi sử dụng trung kế SIP, các cuộc gọi sẽ được định tuyến thông qua hệ thống VoIP hoặc PBX hiện có của doanh nghiệp

3. Top 5 lợi ích của trung kế SIP Trunk dành cho doanh nghiệp

Dịch vụ SIP Trunk đang ngày càng phổ biến nhờ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho người dùng như:

3.1. Tiết kiệm chi phí

Tối ưu chi phí được coi là lợi ích lớn nhất mà SIP Trunking đem lại. Thực hiện các cuộc gọi thoại qua Internet với SIP Trunk sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi cho các hệ thống thông tin liên lạc như:

  • Chi phí lắp đặt phần cứng kết nối, 
  • Dịch vụ công nghệ thông tin, 
  • Mua số điện thoại, 
  • Cước phí cuộc gọi, 
  • Chi phí bảo trì,…

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm ngân sách cho các hoạt động kinh doanh và phát triển khác. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện các cuộc gọi tới nhiều nơi và nhiều các cuộc gọi đường dài sẽ càng tối ưu được nhiều chi phí. 

Tối ưu chi phí được coi là lợi ích lớn nhất mà SIP Trunking đem lại
Tối ưu chi phí được coi là lợi ích lớn nhất mà SIP Trunking đem lại

3.2. Mở rộng dễ dàng

SIP Trunk cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô dễ dàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào mùa cao điểm. Doanh nghiệp có thể tạo kênh mới và yêu cầu số lượng kênh không giới hạn trên mỗi trung kế mà không cần thêm cài đặt vật lý nào.

Bên cạnh đó, SIP Trunk cũng giúp doanh nghiệp có thể thu hẹp số lượng kênh về mức phù hợp sau khi thực hiện mở rộng. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán theo nhu cầu sử dụng để tối ưu hoá chi phí và tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp.

3.3. Không giới hạn không gian

SIP Trunk cho phép doanh nghiệp tạo các cuộc gọi với khách hàng thông qua Internet. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể việc trao đổi, kết nối với khách hàng một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi không gian, khoảng cách địa lý.

Khả năng tiếp cận và hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi góp phần nâng cao uy tín và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Vì vậy, sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cũng gia tăng.

SIP Trunk hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng mà không bị giới hạn
SIP Trunk hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

3.4. Truyền thông hợp nhất

Trung kế SIP sẽ tạo kết nối tập trung và thống nhất với cùng một địa chỉ SIP cho mọi thiết bị của doanh nghiệp (điện thoại bàn, smartphone, máy tính để bàn, laptop,…). Đồng thời, tính linh hoạt của SIP Trunk tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp nhận/gọi đi trên nhiều thiết bị mà không bị giới hạn khu vực địa lý.

Chính vì vậy, SIP Trunk giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp khi thay đổi văn phòng hoặc cần liên lạc đường dài. Từ đó, doanh nghiệp sẽ gặp thuận lợi hơn cho việc duy trì liên lạc với khách hàng và nâng cao uy tín của mình. 

3.5. Hoạt động ổn định, phục hồi sự cố nhanh chóng

Các dịch vụ SIP Trunk thường có độ linh hoạt cao hơn nhiều so với các hệ thống điện thoại trước đây. Mỗi dịch vụ sẽ có các biện pháp để đảm bảo thực hiện các cuộc gọi kể cả trong các trường hợp lỗi mạng, thảm họa tự nhiên hoặc sự cố phần cứng. 

Các biện pháp thường được sử dụng là dự phòng địa lý, định tuyến các cuộc gọi đến các vị trí/trung tâm dữ liệu khác nhau hoặc các trung tâm điều hành mạng phân tán khác. Hệ thống không bao gồm các bộ phận, đường dây phức tạp nên không mất thời gian sửa chữa khi xảy ra sự cố.

Các dịch vụ trung kế SIP thường linh hoạt
Các dịch vụ trung kế SIP thường linh hoạt hơn nhiều so với các hệ thống điện thoại cũ

4. Cách tích hợp trung kế SIP vào tổng đài

Doanh nghiệp cần có tổng đài chi nhánh riêng (PBX) tương thích với hệ thống VoIP và tích hợp SIP Trunk vào tổng đài để sử dụng được dịch vụ này. Cách tích hợp SIP Trunk vào tổng đài như sau:

Bước 1: Xác định số lượng kênh SIP cần sử dụng

Số lượng kênh SIP sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và số lượng cuộc gọi của doanh nghiệp ở cùng 1 thời điểm.

Ví dụ: Các công ty trên 100 người thường cần một kênh SIP/3 nhân viên (tương đương hơn 30 kênh SIP). Các công ty có lượng nhân viên ít hơn 100 sẽ cần nhiều kênh SIP hơn.

Bước 2: Đánh giá băng thông và mạng doanh nghiệp

Đánh giá các yếu tố này giúp doanh nghiệp biết được hệ thống sẵn có liệu có đủ mạnh để hỗ trợ dịch vụ SIP không. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm kê xem có cần thay thế điện thoại bàn sang điện thoại IP hỗ trợ SIP không.

Để đưa ra đánh giá chính xác nhất, doanh nghiệp có thể dựa trên hướng dẫn sau:

  • Các loại tổng đài có thể tích hợp dịch vụ SIP Trunk: Tổng đài ảo, tổng đài IP Grandstream, IP Asterisk, IP Sangoma, tổng đài Cisco, tổng đài avaya, IP Xorcom, tổng đài panasonic (dòng IP có hỗ trợ SIP),…
  • Các đầu số được tích hợp với dịch vụ SIP Trunk: 1900, 1800, các đầu số cố định và đầu số di động. 
  • Doanh nghiệp chưa có tổng đài có thể tham khảo các dịch vụ cho thuê tổng đài ảo hoặc mua tổng đài IP. 
  • Doanh nghiệp đã có IP riêng cần khai báo SIP Trunk trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ. 
  • Doanh nghiệp có tổng đài đặt ở trong môi trường LAN và NAT ra ngoài cần khai báo NAT trên Module của tổng đài và cấu hình SIP Trunk với nhà cung cấp thông qua IP tĩnh của Module sau đó.

Bước 3: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ SIP Trunk 

Một nhà cung cấp phù hợp, tốt nhất cho doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chí:

  • Nền tảng công nghệ hiện đại, độ bảo mật cao.
  • Mức giá: chi phí đăng ký, chi phí cài đặt, thiết lập và phí dịch vụ hàng tháng,… phải chăng, linh hoạt, phù hợp với kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
  • CSKH, các dịch vụ hỗ trợ khi có sự cố nhanh chóng, kịp thời.
Doanh nghiệp cần có tổng đài chi nhánh riêng (PBX) tương thích với hệ thống VoIP và tích hợp SIP Trunk vào tổng đài 

5. MobiFone SIP Trunk – Giải pháp trung kế SIP hàng đầu hiện nay

Được phát triển bởi nhà mạng hàng đầu MobiFone, MobiFone SIP Trunk là một trong những dịch vụ trung kế tốt nhất hiện nay. Dịch vụ này sử dụng giao thức SIP 2.0 (Session Initiation Protocol) với số hotline di động là đầu số MobiFone. MobiFone SIP Trunk có thể triển khai trên cả nền tảng Internet hoặc kênh truyền dẫn riêng để đáp ứng với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

MobiFone SIP Trunk sử dụng giao thức SIP 2.0

MobiFone SIP Trunk thay đổi các cuộc gọi ra từ số cố định (analog/VoIP) sang đầu số di động, chuyển đổi số di động thông thường (07xxx, 08xxx, 09xxx…) của MobiFone thành đầu số Hotline. Đồng thời, cuộc gọi đến khách hàng chỉ hiển thị một số duy nhất, giúp kết nối đa kênh và không giới hạn các cuộc gọi đồng thời.

Ngoài những lợi ích cơ bản, MobiFone SIP Trunk còn sở hữu nhiều tính năng ưu việt như:

  • Cảnh báo và giới hạn cước phí online.
  • Tích hợp với hệ thống tổng đài sẵn có của doanh nghiệp một cách dễ dàng.
  • Cung cấp số hotline đẹp theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Một ưu điểm khác của dịch vụ MobiFone SIP Trunk là chi phí phải chăng và kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Bảng giá của dịch vụ MobiFone SIP Trunk (đã bao gồm 10% VAT) như sau:

  • Phí đăng ký, khởi tạo tổng đài doanh nghiệp: miễn phí.
  • Phí thuê bao: 299.000đ/hotline đại diện doanh nghiệp/tháng. Từ 19.000đ/thuê bao/tháng cho tổng đài mua thêm.
  • Phí cuộc gọi: từ 440đ/phút gọi nội mạng và từ 780đ/phút gọi ngoại mạng.
  • Phí cuộc gọi theo gói: từ 330đ/phút gọi nội mạng và từ 730đ/phút gọi ngoại mạng trong nước
  • Phí tin nhắn: 290đ/tin nhắn nội mạng và 350đ/tin nhắn ngoại mạng trong nước.

SIP Trunking giúp mang lại dịch vụ điện thoại hiệu quả, tối ưu chi phí với chất lượng ổn định cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về dịch vụ SIP Trunk và đưa ra được lựa chọn phù hợp. 

Khách hàng có thắc mắc về dịch vụ MobiFone SIP Trunk vui lòng liên hệ hotline 0936 110 116 để nhận tư vấn chi tiết nhất.

Tìm hiểu thêm về: Voice Brandname là gì? Top 5 câu hỏi thường gặp nhất 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *