Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến rất nhiều sự biến động đáng kể về công nghệ. Năm 2023, việc tiên phong nắm bắt, ứng dụng các giải pháp, xu hướng công nghệ mới tích hợp vào hệ thống của tổ chức sẽ quyết định đến sự phát triển và tính cạnh tranh doanh nghiệp trong tương lai.
1. Kết nối mở rộng 5G và IOT
Năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm của dữ liệu số, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu số quốc gia để tăng hiệu quả chuyển đổi số. Năm nay, việc tiếp tục mở rộng quy mô 5G phủ gần khắp trên cả nước là là trọng tâm phát triển hạ tầng số tại Việt Nam. Tất cả các công nghệ blockchain, thực tế ảo, … đều phải chuyển một lượng thông tin khổng lồ cùng một lúc. Với tốc độ cao, dung lượng lớn và độ trễ thấp, 5G sẽ là chìa khóa của vấn đề và được thúc đẩy thương mại hóa với mục tiêu tạo ra những thay đổi quan trọng về kết nối thông tin liên lạc cho nền kinh tế.
Viêc sử dụng IoT nhằm sử dụng siêu dữ liệu, tạo bản sao kỹ thuật số, đào tạo máy móc thông minh, giúp liên kết các thiết bị và tiện ích để cải thiện chất lược phục vụ cuộc sống con người, IoT làm phong phú thêm chất lượng giao tiếp giúp hiểu được các kiểu hành vi khách hàng để từ đó doanh nghiệp giải quyết thắc mắc khách hàng qua tự động hóa chatbot.
2. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Cơn sốt ChatGPT với 1 triệu người dùng chỉ trong 1 tuần thử nghiệm với những khả năng trả lời những câu hỏi và yêu cầu cho người dùng đã biến AI trở thành xu hướng công nghệ được mong chờ nhất trong năm 2023. AI sử dụng các thuật toán thông minh để tối ưu các đề xuất thích hợp nhất tới người dùng.
Theo tác giả Bernard Marr của Forbes cho rằng, một trong những trọng tâm mạnh mẽ của AI vào năm 2023 là sự tác động tới thị trường lao động. Mặc dù AI chắc chắn sẽ khiến một số công việc biến mất, nhưng lại cũng tạo ra nhiều việc làm mới thay thế. Các nhà tuyển dụng có trách nhiệm sẽ cân nhắc nhiều hơn về sự tác động của AI đối với tương lai việc làm và tạo điều kiện để lực lượng lao động sử dụng tối đa các công cụ sẵn có để bắt kịp tốc độ phát triển của AI.
3. Sử dụng AR, VR thúc đẩy Metaverse
Các công nghệ như thực tế tăng cường (Augmented Reality) và thực tế ảo (Virtual Reality) là yếu tố quan trọng trong việc mang lại trải nghiệm cá nhân hóa, mở đường cho các mô hình kinh doanh mới như thời trang bán lẻ, song song giữa lý thuyết và thực hành,.. Phá bỏ rào cản giữa kết nối trung gian giữa con người và thế giới kỹ thuật số đưa người dùng bước vào những trải nghiệm thực tế ảo nâng cao tương tác với nhau trong một metaverse.
Meta công bố kế hoạch xây dựng một “vũ trụ ảo” với tầm nhìn như một thế giới trực tuyến, nơi mọi người có thể chơi game, làm việc, giao tiếp trong môi trường ảo một cách sống động. Thay vì chỉ thao tác thông qua máy tính như thông thường, những người sử dụng metaverse có thể dùng các thiết bị hỗ trợ như tai nghe, kính VR để bước vào thế giới ảo, kết nối tất cả các loại môi trường kỹ thuật số.
4. Điện toán đám mây
(Cloud Computing)
Trong năm tới, dịch vụ đám mây (XaaS) dự định sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Dịch vụ đám mây cho phép người dùng truy cập thông tin từ bất kỳ đâu và bất cứ khi nào họ cần thông qua một trung tâm kỹ thuật số. Việc sử dụng dịch vụ đám mây cũng giúp giảm chi phí vật lý cho doanh nghiệp và cung cấp hiệu quả tăng trưởng cho các tổ chức.
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon, Google và Microsoft cho phép các công ty lưu trữ tất cả cơ sở hạ tầng CNTT quan trọng trong đám mây của họ để giảm chi phí để duy trì và vận hành các hệ thống, phần mềm và dữ liệu riêng lẻ. Điện toán biên nằm ở gần các thiết bị đầu cuối, các thiết bị biên sẽ tự thực hiện một số hoặc tất cả quá trình xử lý, tại nguồn nơi dữ liệu được thu thập.
5. An ninh mạng (Cyber Security)
Công nghệ càng phát triển, mối lo ngại về an ninh mạng ngày càng gay gắt khi các phương thức vi phạm dữ liệu đang ngày càng trở nên tinh vi hơn
Năm 2023, Chuyên gia của NSC nhận định sẽ tiếp tục chứng kiến mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền nhằm vào dữ liệu của các doanh nghiệp. Để phòng chống hình thức này, cần thiết lập mật khẩu mạnh cho tài khoản quản trị từ xa có mã hóa (VPN). Xây dựng hệ thống sao lưu (backup) dữ liệu thường xuyên và trang bị các phần mềm diệt virus để bảo vệ thường trực
Ngày nay, các doanh nghiệp đang kết nối với nhau nhiều hơn bao giờ hết làm tăng rủi ro chuỗi cung ứng không gian mạng bị xâm nhập gây rối loạn thị trường. Quản lý rủi ro an ninh mạng trong chuỗi cung ứng đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật, chất lượng và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng cũng như các sản phẩm và dịch vụ trong suốt vòng đời của chuỗi tuân thủ cũng như giám sát và cải thiện các hoạt động bảo mật chuỗi cung ứng không gian mạng.
6. Công nghệ Blockchain
Các hệ sinh thái dựa trên chuối khối (blockchain) đang trở thành nền tảng giao dịch giúp mã hóa bảo vệ các giao dịch khỏi bị sửa đổi và giả mạo, bảo vệ thông tin liên quan, cùng với khả năng giúp loại bỏ quyền kiểm soát cuối cùng đối với một tổ chức, công ty hoặc quy trình khỏi bất kỳ khả năng chi phối tận dụng nào.
Giao dịch có thể được diễn ra mà không cần bên trung gian, bởi được xác thực thông qua một hệ thống phi tập trung, khó có thể bị xóa bỏ, chỉnh sửa, bởi các dữ liệu được lưu trữ tại tất cả các máy tính tham gia hệ thống