(+84) 936 110 116

Sự khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số

views 12/03/2024 9:35 am By: admin

Chữ ký số và Chữ ký điện tử được ưu tiên và sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp trong thời đại mà công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay. Dù vậy, Chữ ký điện tử và Chữ ký số là gì? Những tác dụng, lợi ích của từng loại chữ ký đem lại là điều mà nhiều người quan tâm và mong muốn tìm hiểu. Để tránh hiểu sai bản chất và nhầm lẫn về hai loại chữ ký này, trong bài viết hôm nay MobiCA sẽ cùng các bạn tìm hiểu đầy đủ về Chữ ký điện tử và Chữ ký số.

Khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử: Là một đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu điện tử nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Chữ ký số: Hiểu một cách đơn giản. Chữ ký số (Token) là một thiết bị được mã hóa tất cả các thông tin, dữ liệu của một cá nhân/doanh nghiệp. Nó được dùng thay cho chữ ký trên các loại tài liệu và văn bản số thực hiện đối với các giao dịch điện tử.

Chữ ký số hay bị gọi nhầm thành chữ ký điện tử. Thực chất, chữ ký số chính là một loại chữ ký trong tập chữ ký điện tử.

Chữ ký điện tử là gì ?

Chức năng của 2 loại chữ ký

Về chức năng thì cả chữ ký điện tử và chữ ký số đều giống nhau:

  • Thay thế cho chữ ký tay trong các giao dịch điện tử trên môi trường số. Ví dụ: Thanh toán online, ký hợp đồng điện tử, đóng bảo hiểm, chuyển tiền trực tuyến,…
  • Dùng trong các giao dịch thư điện tử. Khách hàng xác nhận người gửi thư. Ký vào các email để đối tác.
  • Sử dụng cho các dịch vụ chính phủ điện tử. Như là ký số khi xin xác nhận của cơ quan nhà nước hay làm thủ tục hành chính.
  • Sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến. Nộp BHXH hoặc khai báo với cơ quan hải quan. Chứng khoán điện tử, giao dịch ngân hàng,…

Chức năng của chữ ký điện tử

Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng

  • Thông tin của doanh nghiệp đảm bảo an toàn và bảo mật
  • Khả năng giả mạo bị ngăn chặn triệt để
  • Chi phí, thời gian được tiết kiệm nhiều hơn
  • Cách thức làm việc linh hoạt
  • Đơn giản hóa quy trình làm việc

Giá trị pháp lý của chữ ký số

  • Token đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính pháp lý của các tài liệu điện tử. Bởi nó có khả năng xác định danh tính của tác giả. Từ đó đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu điện tử. Trong giao dịch điện tử, sử dụng chữ ký số được coi là cơ sở để khẳng định giá trị pháp lý của những văn bản điện tử. Hiện nay, phương thức duy nhất để xác định tính pháp lý của văn bản điện tử là chữ ký số.

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Theo Luật giao dịch điện tử Việt Nam,

  • Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
  • Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
  • Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng khác tương tự.
  • Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phưng tiện điện tử.

So sánh sự khác nhau giữ chứ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử được sử dụng rộng rãi không chỉ ở phạm vi Việt Nam mà còn trên nhiều quốc gia, khu vực. Quý khách có thể cân nhắc sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Các cam kết gửi qua thư điện tử
  • Sử dụng số định danh cá nhân khi nhập hoặc khi rút tiền;
  • Ký kết bằng bút điện tử ở các thiết bị cảm ứng như tại các quầy thanh toán,…
  • Khi thực hiện việc kê khai hải quan điện tử;
  • Khi thực hiện việc nộp thuế trực tuyến;
  • Khi thực hiện việc kê khai bảo hiểm xã hội;…

Qua đó, quý khách hàng có thể thấy rằng Chữ ký số được sử dụng rộng rãi và có tính bảo mật cao hơn so với Chữ ký điện tử. Tuy nhiên, Chữ ký số và Chữ ký điện tử là hai khái niệm khác nhau, có thể dễ bị nhầm lẫn. Chữ ký số chỉ là một dạng của Chữ ký điện tử, và ngược lại, Chữ ký điện tử bao gồm cả Chữ ký số.

Thông tin trên đây được Mobica.vn cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng trong việc hiểu và đánh giá khả năng làm việc của Chữ ký số và Chữ ký điện tử. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, quý khách hàng nên chọn loại chữ ký phù hợp với doanh nghiệp của mình và tránh nhầm lẫn giữa hai loại chữ ký trong các hoạt động điện tử, từ đó đảm bảo tính pháp lý và an toàn tốt nhất khi sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *